Kéo đọt theo cổ bông là một trong những biện pháp kỹ thuật được bà con áp dụng rất nhiều đối với sầu riêng, vậy tại sao ta nên làm như vậy?
Tại sao nên kéo đọt theo cổ bông?
Kéo đọt theo cổ bông là một trong những biện pháp kỹ thuật được bà con áp dụng rất nhiều đối với sầu riêng, vậy tại sao ta nên làm như vậy?
- Dàn lá qua quá trình tạo mầm đã bị già hoá, dễ rụng => Thiếu lá nuôi bông, trái non.
- Chủ động kiểm soát cơi đọt, hạn chế tình trạng xổ nhuỵ, nuôi trái mà cây bị đi đọt gây rụng.
- Đảm bảo sức khoẻ cho cây, hạn chế suy kiệt sau thu hoạch.
- Tiết kiệm chi phí và công sức phun bón cho bà con.
Mắt cua sáng rõ, cổ bông rõ, bà con tiến hành vào nước, kéo đọt
=> Thời điểm thích hợp để kéo cơi đọt sau cổ bông là bông đã phát triển hoàn chỉnh, dài từ 2-3 phân, đồng đều.
=> Kết hợp giữa bón gốc, phun lá, chế độ tưới, cân nhắc dùng các sản phẩm đạm quá cao nếu cây yếu vì dễ gây sốc.
Những khó khăn nào thường gặp khi kéo đọt theo cổ bông?
- Thời tiết không thuận lợi: Các điều kiện thời tiết như quá khô, quá lạnh, sương muối... Ví dụ như năm 2024-2025, thời tiết mưa nhiều, lạnh nên sự phát triển của cơi đọt và mắt cua đều chậm, khiến cho việc xử lý cơi đọt trước khi xổ nhuỵ
- Tưới không đủ nước: Để cây có thể đi đọt nhanh và thuận lợi, bà con cần chú ý đến lượng nước cung cấp cho cây phải đủ, giúp cây phục hồi nhanh chóng sau thời gian dài xiết nước.
Thời tiết khô và lạnh khiến cho mắt cua chậm phát triển, dễ bị khô đen.
- Bộ rễ bị suy: thường gặp ở các vườn xiết nước quá lâu, xử lý lại tạo mầm nhiều lần hoặc cây không khoẻ trước khi làm bông. Lúc này bộ rễ dễ bị tấn công bởi nấm bệnh, pH trong đất cũng bị tuột. Giải pháp là bà con sau khi xiết nước hoặc dở mủ, tiến hành tưới phòng ngừa tuyến trùng, nấm rễ. Sau đó sẽ vào các dòng can hữu cơ giúp cân bằng pH như Nutrients Rich, cải tạo đất, tạo điều kiện để cho bộ rễ phát triển mới.
Công thức kéo đọt theo cổ bông của Nông nghiệp HT Việt Nam
Thời điểm:
Khi bông đã đủ và hoàn thiện, dài từ 2-3 cm, sau khi nhấp nước ổn định cây và xử lý nấm bệnh.
Mũi giáo sáng rõ, kéo đọt sẽ thuận lợi hơn
Dưới gốc:
- Bón hữu cơ nở: 2-3 kg/cây (nên bón khi cây chưa đi đọt nhiều).
- Đi can tưới hữu cơ Nutrients Rich: 1L cho 300L nước, tưới từ 7-10 ngày 1 lần => Bổ sung hữu cơ, amino, đạm thực vật, fulvic, VSV có lợi giúp rễ mới khoẻ, cây nhanh phục hồi, nuôi bông mập.
- Đọt sáng mũi giáo - xèo đuôi tôm: Bón NPK 20-20-15 (nhiều bông) hoặc NPK 3 số đều (ít bông), từ 300-500 g/gốc/lần, bón 1-2 lần cách nhau 15 ngày, có thể chia ra thành nhiều đợt nhỏ để bón.
- Tưới đủ nước.
Trên lá:
- Khi sáng mũi giáo tiến hành kéo đọt bằng:
Amino Acids Agramine + Basfoliar + Combi Thái Lan, 7-10 ngày 1 lần, phun 2 lần => Công thức này sẽ phù hợp với những vườn có bộ lá hơi yếu, giúp hạn chế nguy cơ cháy lá xổ lá.
Nếu cơi đọt quá chậm có thể bổ sung dòng Kích phát tố, GA3 để thúc cơi đọt nhanh hơn, lưu ý không phun quá 2 lần.
- Kết hợp các thuốc phòng trừ sâu rầy có các hoạt chất như: Nitenpyram, Pymetrozine, Dinotefuran, Nereistoxin…